Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Hội chứng ống cổ tay chữa trị ra sao?

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vài tuần hoặc nặng thêm khi bệnh nhân điều trị tại nhà thì bệnh nhân nên đến các chuyên gia y tế để được điều trị. Việc điều trị bao gồm thuốc và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây nên hội chứng ống cổ tay.


Để chữa trị và phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, các cơ bắp cần phải có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn.Làm giảm áp lực lên cổ tay và bàn tay. Trong các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay nhẹ thì phương pháp điều trị đầu tiên là hạn chế các hoạt động có thể làm nặng thêm các triệu chứng, tăng khoảng thời gian nghỉ ngơi khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc thay đổi các tư thế mà bệnh nhân thường sử dụng khi hoạt động. Bệnh nhân có thể tự sử dụng nẹp cổ tay vào buổi tối để giữ cho cổ tay thẳng.

Phẫu thuật cũng là một phương pháp đề điều trị hội chứng ống cổ tay. Phương pháp này được dùng để điều trị cho những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay do rối loạn chức năng hoặc tình trạng không cải thiện sau 12 tháng điều trị bảo tồn.

Phẫu thuật gồm việc cắt dây chằng ngang cổ tay, mở rộng ống cổ tay và làm giảm áp lực tác động lên thần kinh giữa. Phẫu thuật thường thành công tuy nhiên trong một số trường hợp không làm giảm tê hoặc đau.



Thường xuyên tập thể dục nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Khi làm việc nên ngồi ở tư thế đúng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại.

Nên duy trì cân nặng vừa phải, không hút thuốc và tập thể thao để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai.

Nếu bị các bệnh mãn tính như thấp khớp hoặc tiểu đường thì nên làm theo lời hướng dẫn của các chuyên gia y tế để giữ tình trạng bệnh trong khả năng kiểm soát. Ngoài ra, nên cố gắng giữ cổ tay ở tư thế thoải mái trong khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc trong khi hoạt động tay ở tư thế không thuận tiện.

Nếu thấy có sự xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thì nên dừng hoặc giảm các hoạt động gây áp lực lên ngón tay, bàn tay, cổ tay hoặc cố thay đổi tư thế hoạt động.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Xem thêm: Dây thần kinh số 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét