Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Đau xương cụt vì nguyên nhân nào?

Người bệnh khi bị đau xương cụt thì thường có cảm giác đau nhức hoặc đôi khi là đau nhói ở vùng mông, hông. Khiến cho người bệnh không chỉ có cảm giác khó chịu mà còn bất tiện trong việc đi lại và di chuyển do cơn đau hành hạ.


Theo cấu tạo của cơ thể người thì xương cụt là phần cuối cùng của xương sống hay còn gọi là xương cùng. Nó gồm 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Vì vậy người bệnh nếu bị mắc chứng đau xương cụt thì thường bị đau ở xương cụt hoặc ở vùng cơ bắp với xương cụt là vùng mông và hông.

Bệnh đau xương cụt thường gặp ở nữ giới do khả năng giãn nở của các cơ, gân và đốt sống ở lưng của phụ nữ thường mạnh hơn nam giới, khi làm các hoạt động mạnh thì dễ bị đau nhức vùng lưng và xương cụt do khó thích nghi với điều kiện hoạt động mạnh.



Triệu chứng


Người bệnh cảm thấy bị đau nhức vùng mông hoặc hông, đôi khi cơn đau là âm ỉ nhưng có lúc lại bị đau nhói, khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.

Đau nhức xương cụt ban đầu chỉ có đấu hiệu khu trú ở vùng xương cùng nhưng sau đó lại lan rộng ra các vùng khác, xuống hông, đùi và cả đầu gối, thậm chí có trường hợp bị đau cả vùng mắt cá chân.
Cơn đau tăng nặng khi người bệnh vận động, di chuyển đi lại, đứng lên ngồi xuống. Người bệnh khó khăn trong việc đi lại và cảm thấy mệt mỏi trong người.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau nhức xương cụt trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau: 


Do chấn thương: do người bệnh bị va đập xương cụt xuống đất hoặc đập vào các vật cứng, vật có góc cạnh khiến cho xương cụt bị tổn thương và gây ra các cơn đau.

Người bệnh bị mắc bệnh xương khớp: các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau xương cụt. Tê tay chân trái http://coxuongkhoppcc.com/te-tay-chan-trai.html

Bệnh phụ khoa: các chị em phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa dễ dẫn đến việc viêm nhiễm vùng xương cụt nên gây ra các cơn đau. Các bệnh phổ biên dẫn đến tình trạng này như: viêm cơ quan sinh dục, vị trí tử cung bất thường, khối u ở khoang chậu…



Do mang thai: người mẹ khi mang thai do trọng lượng cơ thể bị thay đổi tăng dần, nên trọng tâm cơ thể dồn về phía sau và dồn lên vùng xương cụt khi ngồi xuống, khiến cho xương chậu bị ghánh trọng lực nhiều và dễ bị đau mỏi. Và sự thay đổi các nội tiết tố của các chị em mang bầu cũng dẫn đến sự thay đổi kết cấu các khớp ở đốt sống lưng.

Trong trường hợp đi xe và bị hẫng xe bất ngờ vào ổ gà khiến bạn bị đau xương cụt thì rất có thể đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn bị đau xương cụt. Để có thể giảm được tình trạng các cơn đau nhức làm cho bạn bớt khó chịu thì bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

Nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung canxi cho cơ thể. Bạn có thể thực hiện phương pháp xoa bóp, bấm huyệt tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tránh các hoạt động mạnh trong thời gian bạn đang bị đau, hạn chế đi lại và di chuyển các hoạt động tác động trực tiếp vào vùng xương cụt. Sử dụng thuốc giảm đau đặt vào hậu môn để giảm cơn đau nhanh chóng.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Đau dây thần kinh tọa thế phong hàn là sao?

KHI BỊ ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA THỂ PHONG HÀN NGƯỜI BỆNH SẼ CÓ CẢM GIÁC TÊ BÌ TAY CHÂN, CƠN ĐAU THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở VÙNG MÔNG ĐÙI, VÙNG THẮT LƯNG, … CƠN ĐAU CÓ THỂ LAN DẦN RA BÀN TAY VÀ MU BÀN CHÂN, ẢNH HƯỞNG RẤT NHIỀU ĐẾN CÔNG VIỆC SINH HOẠT CUỘC SỐNG.


Nguyên nhân chính khiến người bệnh bị đau dây thần kinh tọa phong hàn đó là do thay đổi thời tiết. Khi trời chuyển lạnh người bệnh dễ bị cúm và cảm lạnh. Đặc biệt ở người già, tuổi cao, sức đề kháng kém dễ bị cảm lạnh nhất nên cũng là đối tượng dễ bị chứng đau dây thần kinh tọa phong hàn nhất.

Bệnh đau dây thần kinh tọa phong hàn cũng cần được điều trị dứt điểm để tình trạng bệnh không tái phát nhiều lần. Mỗi lần bị đau dây thần kinh tọa phong hàn dễ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay cáu gắt.

Người bệnh sẽ có cảm nhận đau rõ rệt khi dùng tay nhấn vào các vị trí như đùi, cẳng chân, ….

Ngoài ra, khi bị đau dây thần kinh tọa phong hàn người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sợ lạnh, trong trường hợp thời tiết vẫn lạnh thì những cơn đau còn xuất hiện dài ngày.



Điều đầu tiên để điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa phong hàn người bệnh nên đi kiểm tra bác sĩ để được chẩn đoán và được điều trị thích hợp. Không nên để bệnh tình lâu mới đi khám sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn, thời gian điều trị sẽ lâu hơn.

Khi bị đau dây thần kinh tọa phong hàn người bệnh có thể xoa bóp, bấm huyệt để giảm những cơn đau nhức mỏi. Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều người thích sử dụng phương pháp châm cứu. Bởi phương pháp này mang lại hiệu quả cao và có tác dụng trực tiếp với người bệnh.

Khi bị bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên tham việc, làm việc quá sức hay mang vác đồ vật nặng.

Có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng các đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Vận động với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. 

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Nhức bàn chân chữa bằng châm cứu tốt không?

Có một số người sau khi tập thể thao cũng thấy tê hai bàn chân. Trong trường hợp này có thể do dây giày của họ buộc quá chặt khiến cho bàn chân không có đủ máu nuôi dưỡng. Nếu để lâu, chân có thể bị sưng phù và chuyển màu tím. Vì vậy khi tập thể thao, chúng ta cần lưu ý để bàn chân được thả lỏng thoải mái.


Trị tê bàn chân bằng châm cứu một biện pháp chữa bệnh điển hình của Đông y không gây đau đớn và người bệnh cũng không cần dùng thuốc. Thực chất đây là cách dùng thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ lên các điểm bị đau để điều trị.

Chắc chắn chúng ta ít nhiều đều đã bị tê bàn chân. Chẳng hạn như ngồi xổm một lúc lâu, khi đứng dậy bạn sẽ thấy hai bàn chân tê, lại có cảm giác rần rần đau đau như con gì đang bò trong bàn chân rất khó chịu.

Nếu phải quỳ hoặc đứng trong thời gian dài cũng sẽ rơi vào trình trạng tương tự. Nguyên nhân do mạch máu ở chân không được lưu thông, dẫn đến quá trình dẫn truyền máu và các tín hiệu thần kinh bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng tê bàn chân. Giãn tĩnh mạch chi dưới http://coxuongkhoppcc.com/gian-tinh-mach-chi-duoi.html

Ở những người khác, tê chân lại xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc tự nhiên bị tê chân mà không rõ nguyên do. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan đến thần kinh và xương khớp như đau dây thần kinh liên sườn, viêm dây thần kinh do đái tháo đường và cần phải được điều trị kịp thời.



Triệu chứng tê chân ban đầu có thể rất nhẹ như kiến bò. Sau đó khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ thấy chân đau như có kim đâm, điện giật. Nếu đặt bàn chân xuống sàn sẽ thấy đau buốt, nhưng dùng tay xoa bóp lại không có cảm giác. Có lẽ tất cả chúng ta đều biết nó khó chịu đến mức nào.

Trong Đông y, bàn chân có thể đại diện cho tất cả các bộ phận trong cơ thể. Vì thế khi bàn chân gặp phải một vấn đề nào đó thì chắc chắn cơ thể của chúng ta đang ốm mệt. Người ta có thể dựa vào vị trí bị tổn thương trên lòng bàn chân để xác định cơ quan bị tổn thương. Nhưng đa phần tê bàn chân đều do vệ khí không vận hành mà ra.


Châm cứu để chữa tê chân được gọi là Túc Châm. Theo đó, chân có 51 huyệt, được đánh số từ 1 đến 51, nhưng sau khi chỉnh lại chỉ còn 32 huyệt. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào vị trí của từng huyệt.

Nói về hiệu quả của phương pháp này, đa số người bị tê chân đều cho phản ứng khá tốt. Nhiều người bệnh có tâm lí sợ kim châm nhưng thật ra châm cứu không đau, 90% không chảy máu và rất ít sưng. Chi phí chữa bệnh theo phương pháp này cũng không quá đắt đỏ.

Tuy nhiên một liệu trình châm cứu thường kéo dài 7 ngày liên tục, sau đó nghỉ khoàng 1 tuần rồi lại tiến hành châm cứu tiếp. Với nhiều người bệnh ở xa, việc theo đuổi có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp, châm cứu cũng chỉ có tác dụng giảm đau chứ không thể chữa bệnh dứt điểm.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Hội chứng ống cổ tay chữa trị ra sao?

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vài tuần hoặc nặng thêm khi bệnh nhân điều trị tại nhà thì bệnh nhân nên đến các chuyên gia y tế để được điều trị. Việc điều trị bao gồm thuốc và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây nên hội chứng ống cổ tay.


Để chữa trị và phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, các cơ bắp cần phải có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn.Làm giảm áp lực lên cổ tay và bàn tay. Trong các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay nhẹ thì phương pháp điều trị đầu tiên là hạn chế các hoạt động có thể làm nặng thêm các triệu chứng, tăng khoảng thời gian nghỉ ngơi khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc thay đổi các tư thế mà bệnh nhân thường sử dụng khi hoạt động. Bệnh nhân có thể tự sử dụng nẹp cổ tay vào buổi tối để giữ cho cổ tay thẳng.

Phẫu thuật cũng là một phương pháp đề điều trị hội chứng ống cổ tay. Phương pháp này được dùng để điều trị cho những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay do rối loạn chức năng hoặc tình trạng không cải thiện sau 12 tháng điều trị bảo tồn.

Phẫu thuật gồm việc cắt dây chằng ngang cổ tay, mở rộng ống cổ tay và làm giảm áp lực tác động lên thần kinh giữa. Phẫu thuật thường thành công tuy nhiên trong một số trường hợp không làm giảm tê hoặc đau.



Thường xuyên tập thể dục nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Khi làm việc nên ngồi ở tư thế đúng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại.

Nên duy trì cân nặng vừa phải, không hút thuốc và tập thể thao để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai.

Nếu bị các bệnh mãn tính như thấp khớp hoặc tiểu đường thì nên làm theo lời hướng dẫn của các chuyên gia y tế để giữ tình trạng bệnh trong khả năng kiểm soát. Ngoài ra, nên cố gắng giữ cổ tay ở tư thế thoải mái trong khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc trong khi hoạt động tay ở tư thế không thuận tiện.

Nếu thấy có sự xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thì nên dừng hoặc giảm các hoạt động gây áp lực lên ngón tay, bàn tay, cổ tay hoặc cố thay đổi tư thế hoạt động.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Xem thêm: Dây thần kinh số 11

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Liệt dây thần kinh số 11 thì sao?

Dây thần kinh số 11 còn được gọi là dây thần kinh gai sống hoặc dây thần kinh phụ, có điểm xuất phát từ rãnh bên sau của hành não, chui qua hộp sọ và đi tới phân nhánh, phân bố đều hai bên tại cơ ức đòn chũm, cơ thang và cơ thanh quản. Dây thần kinh số 11 thuộc vào nhóm dây thần kinh vận động.


Rễ trong: xuất phát từ nhân hoài nghi của hành não, liên kết cùng các sợi thần kinh có xuất phát từ cột bên tủy gai, tập hợp lại tạo thành dây thần kinh phụ. Sau khi đi qua lỗ cảnh, các sợi thần kinh từ nhân hoài nghi sẽ phối hợp cùng dây thần kinh lang thang (dây thần kinh số X), cung cấp sợi vận động cho dây thần kinh số X và trở thành một phần phụ của dây thần kinh số X. Chính vì thế mà nó còn được gọi là dây thần kinh phụ.

Rễ ngoài: xuất phát từ đoạn đầu tủy gai, từ các tế bào vận động sừng trước tủy sống, bắt đầu từ hành tủy, qua lố rách sau để ra ngoài tới đến đốt C5, mang chức năng vận động cho cơ thang và cơ ức đòn chũm.

Dây thần kinh số 11 là dây thần kinh duy nhất mang đặc điểm đi vào trong nền sọ qua lố châm rồi lại đi ra ngoài theo lố cảnh.



Chức năng chính của dây thần kinh số 11 cũng chia thành hai phần như thế: rễ trong chi phối các cơ vùng hầu họng thông qua việc phụ thuộc dây thần kinh số X, rễ ngoài mang chức năng vận động cho cơ thang, cơ thanh quản và cơ ức đòn chũm.

Liệt dây thần kinh số 11 thường không đi đơn lẻ, mà kết hợp theo hệ thống 3 cặp dây 9 – 10 – 11 tạo nên chứng liệt hầu họng, với nguyên nhân gốc chủ yếu là tổn thương ở hành tủy. Đau vai sau http://coxuongkhoppcc.com/dau-vai-sau.html

Ba cặp dây thần kinh này có mối liên hệ rất chặt chẽ tại khu vực hầu – họng, và thường gặp vấn đề chung với nhau.

Cụ thể những triệu chứng biểu hiện như sau:


Đau tại vùng hầu họng, đau nhói, đau dữ dội và đau theo cơn.

Miệng khô, nước bọt quánh đặc, lưỡi dị cảm.

Bệnh nhân thường bị sặc khi ăn các đồ ăn lỏng hoặc uống nước. Nếu ăn đồ rắn sẽ dễ bị

Khàn tiếng.

Khi dây thần kinh số 9, 10 kết hợp với đau dây thần kinh số 11 sẽ gây nên chứng bệnh liệt hầu họng, liệt thanh quản, mất phản xạ nôn, có dấu hiệu bị vén màn hầu và những cơn đau đặc trưng tại vùng này.

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Phòng ngừa chứng khô dịch khớp mọi lứa tuổi

Hầu hết tất cả các bệnh lý gây ra cho cơ thể đều có thể phòng bệnh khô dịch khớp gối cũng không có ngoại lệ, cũng có thể phòng tránh bệnh nếu như có một chế độ phòng bệnh một cách hiệu quả. Thì bệnh sẽ không xuất hiện trên cơ thể bạn


Những người nằm trong độ tuổi có nguy cơ mắc phải căn bệnh này thì nên đề cao cảnh giác bằng việc thực hiện một số cách phòng tránh tốt bệnh dưới đây để tránh việc gặp phải bệnh.

Cách phòng bệnh khô dịch khớp một cách hiệu quả:


Chế độ ăn uống

Nên bổ xung đầy đủ các vitamin cho cơ thể, bằng việc cung cấp cho cơ thể thực phẩm rau, củ quả đầy đủ trong bữa ăn.

Ăn đầy đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất như: cá, mực, tôm, cua, rong biển…tất nhiên là ăn vừa đủ cho cơ thể cần vì ăn nhiều quá cơ thể cũng dễ gặp một số vấn đề về bệnh khác.

Bổ xung nước lọc đầy đủ cho cơ thể, mỗi ngày cơ thể chúng ta rất cần có một lượng nước đầy đủ để duy trì các chức năng hoạt động sống trong cơ thể, trung bình một ngày cơ thể cần bổ xung khoảng 2,5- 3 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế đồ uống có cồn, bỏ thuốc lá, thuốc lào, các thực phẩm gây kích ứng đến khớp.

Đối với sinh hoạt hàng ngày:

Khi tập thể thao, bạn nên thường xuyên xoa bóp, khởi động cơ thể. Tăng dần tần suất từ tấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.

Đối với người già thì nên tập các bài tập dưỡng sinh giúp cơ thể điều hòa cần bằng việc các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

Cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách.



Không nên chơi các loại thể thao cảm giác mạnh, tránh va chạm mạnh khi chơi thể thao, việc gây ra các chấn thương cho cơ thể làm cho tổn hại tới xương, cũng có thể mới đầu các chấn thương chưa gây ảnh hưởng nhiều tới cơ thể nhưng thời gian về sau nó chính là nguyên nhân gây nên các bệnh thoái hóa xương khớp và đặc biệt đó chính là hiện tượng khô khớp.

Hơn lúc nào hết, tích cực điều trị và dự phòng trường hợp khô khớp càng sớm thì hiệu quả càng cao và càng đỡ tốn kém. Vì vậy, bạn nên chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Tràn dịch khớp gối là bệnh gì?

Tràn dịch khớp gối là căn bệnh tương đối nguy hiểm, nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động, thậm chí là phá hủy khớp, gây tàn phế nguy hại đến sức khỏe người bệnh về lâu dài.


Tràn dịch khớp gối là hiện tượng dịch trong khớp gối quá nhiều khiến cho khớp gối bị phù nề, gây ra đau đớn cho bệnh nhân đặc biệt là khi vận động mạnh. Các chấn thương (gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt các dây chằng khớp gối như dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau), bệnh lý về khớp (nhiễm khuẩn khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp ở khớp gối, bệnh gút ở khớp gối, viêm bao hoạt dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính) hay thừa cân gây áp lực lên khớp gối,… được xác định là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối phổ biến.

Triệu chứng tràn dịch khớp gối


Để chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối người ta thường căn cứ vào các mốc xương 2 bên đầu gối: Bên bị sẽ thường sưng to hơn bên lành. Bên cạnh đó, các cử động xương khớp cũng bị hạn chế không còn mềm dẻo và linh hoạt nữa. Các cơn đau xuất hiện tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện với mức độ khác nhau. Nguyên nhân bị đau vai gáy http://coxuongkhoppcc.com/nguyen-nhan-bi-dau-vai-gay.html

Ngoài ra, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu và chọc hút dịch khớp là những thao tác cần thực hiện để xác định chính xác bản chất, tình trạng và các tổn thương khác nếu có, giúp quá trình chữa trị mang lại hiệu quả cao hơn

Theo Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối thường chẩn đoán do chứng tý, thấp nhiệt.

Bệnh nhân có thể dùng bài: Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm nhằm ôn bổ thận dương, tư bổ chân vị âm để tiêu độc khỏe lưng gối, gân cốt. Bài tả quy hoàn gia thêm đào nhân, hồng hoa, mỗi thứ 3 đồng cân để hoạt huyết hóa ứ, xích thược, xuyên khung 1 đồng cân, để hoạt huyết.

Các bài thuốc Đông y chữa tràn dịch khớp gối được coi là an toàn hiệu quả hơn cả bởi phương pháp này sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên, điều trị theo hướng biện chứng luận trị loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây ra bệnh.


Bệnh tràn dịch khớp gối khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề như:


Viêm khớp gối: Dịch khớp quá nhiều nếu không được loại bỏ sẽ tạo thành ổ viêm trong khớp gối gây đau nhức, phá hỏng khớp gối.

U nang bao hoạt dịch: Đây là tình trạng khá phổ biến khi bao dịch khớp bị tổn thương, dịch khớp tràn ra và không loại bỏ sẽ đân hình thành những u nang ngay bên trong khớp gối. Liệt chi, teo cơ: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh tràn dịch khớp gối.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.Tràn dịch khớp gối.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Chăm sóc cho người bệnh gout thế nào cho tốt?

Bệnh nhân nên tích cực tập luyện các bài tập vận động cho khớp theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh hiện tượng bị cứng khớp, chăm sóc bệnh nhân gout giúp giảm đau và ngăn ngừa biến dạng khớp. 


Trong giai đoạn cấp tính 


Bệnh nhân cần hạn chế đi lại, cố gắng nghỉ ngơi nhiều ở tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Thỉnh thoảng có thể thay đổi tư thế và vận động nhẹ nhàng giúp thả lỏng và tăng sự đàn hồi của khớp.

Để giảm đau có thể chườm lạnh hay chườm nóng vào khớp bệnh, tuy nhiên không nên chườm quá lâu.

Nếu bệnh nhân đang có hiện tượng biến dạng khớp , người nhà nên sắp xếp lại đồ dùng cá nhân của người bệnh và đặt ở 1 vị trí thuận lợi để bệnh nhân có thể dễ dàng tự phục vụ mình khi cần.

Thân nhân nên ở bên cạnh, động viên và trấn an tinh thần để người bệnh cảm thấy thoải mái và an tâm chữa bệnh.

Bệnh nhân gout cũng cần được tắm rửa , vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Kiên trì dùng thuốc đủ liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu có bất kì bất thường nào trong quá trình chữa trị tại nhà cần quay trở lại bệnh viên thông báo cho bác sĩ ngay để có hướng xử lý thích hợp.

Trong giai đoạn mãn tính: 


Tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác, bệnh tật mà lựa chọn các bài luyện tập thích hợp . Một số bộ môn thể thao rất có lợi cho căn bệnh này như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, chạy xe đạp, tập yoga.

Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh cho bệnh nhân bị gout. Vậy người bị gout nên ăn gì và kiêng gì? Đây là những kiến thức cơ bản những người chăm sóc bệnh nhân gout cần biết để lên được thực đơn hữu ích cho sức khỏe người bệnh.

Các thực phẩm được khuyến khích cho người bị gout: 


Các thực phẩm giàu chất xơ: Nhóm chất này giúp kích thích tiêu hóa, làm chậm lại tiến trình hấp thu chất đạm và ngăn chặn sự hình thành của axit uric. Do đó người bệnh hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Uống nước lọc hoặc nước khoáng không có ga mỗi ngày ít nhất 2,5 lít. Nước sẽ giúp cơ thể tăng khả năng đào thải axit uric qua nước tiểu. Một số loại thực phẩm như đậu xanh, khoai tây, cải bắp, bí đỏ, cà tím cũng được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân gout.



Thực phẩm cần kiêng khi bị gout:


Các thức ăn giàu đạm chứa purin: nhất là đồ biển, thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, các loại trứng. Đây là những thức ăn bệnh nhân gout cần kiêng tuyệt đối. Các thực phẩm chứa đạm nói chung như thịt gà, thịt heo, thủy hải sản, các loại đậu và chế phẩm của nó cần giảm bớt trong khẩu phần ăn.

Các thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại rau như giá, măng tre, dọc mùng cũng cần kiêng khi bị gout. Kiêng tuyệt đối các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Hạn chế uống nước ngọt, nước có ga hay ăn các thức ăn nhiều đường sẽ dễ gây béo phì và làm gia tăng gánh nặng của khớp.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Xem thêm: